Trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá và các hình thức giáo dục khác. Cái lợi thế nhất trong hoạt động giáo dục của chúng ta đó là hoạt động của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng sống; rèn luyện cho các em nền nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cả vào các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các em trở thành những con người tiến bộ và phát triển toàn diện.
Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.”
Dạy kỹ năng sống là một nội dung quan trọng của chương trình học phổ thông. Từ mầm non, tiểu học tới đại học, để các cháu các em biết sống hòa nhập trong xã hội, biết tự trọng và tôn trọng mọi người, biết cách úng xử và giao tiếp…
Đối với nhà trường, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách. 1. Kĩ năng là gì?
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. 2. Kĩ năng sống là gì?
Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể,trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. 3. Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh?
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay đổi hành vi của HS, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.
Giáo dục KNS còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó.
Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thoả mãn những kĩ năng tương ứng.
-Rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
-Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. 4. Phân loại kĩ năng sống:
Kĩ năng sống được chia thành hai loại: Kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao. a) Kĩ năng cơ bản gồm:
Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy… b) Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới một dạng mới hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi…
-Đối với các lớp đầu cấp tiểu học, kĩ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kĩ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kĩ năng sống sau đây:
-Nhóm kĩ năng giao tiếp – hoà nhập cuộc sống.
-Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí. 5. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh: a. Mục tiêu Giáo dục kĩ năng sống cho HS:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Nguyên tắc Giáo dục kĩ năng sống:
+ Tương tác + Trải nghiệm
+Tiến trình + Thay đổi hành vi
+ Thời gian
Nội dung Giáo dục Kĩ năng sống:
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội… đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá.
- Kỹ năng tự nhận thức: Xác định được giá trị bản thân, tự tin và tự trọng;
- Kỹ năng giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ và ý tưởng, ứng xử-giao tiếp, thể hiện cảm thông;
- Kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo: Nêu vấn đề, bình luận vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích-đối chiếu;
- Kỹ năng ra quyết định: Xác định tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng;
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Xác định và đạt được mục tiêu của bản thân, quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiểm, kiểm soát cảm xúc. 6. Thành lập câu lạc bộ và tổ chức hoạt động:
- Thành lập ban cố vấn: có đại diện của BGH, tổng phụ trách đội, các giáo viên, có thể có 1 học sinh.
- Thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: Là những học sính(4, 5 em).
- Tiến hành khảo sát nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS (theo lớp..)
- Thống nhất tên gọi, mục tiêu, qui chế hoạt động của câu lạc bộ (1 tuần 1 lần hay 2 tuần 1 lần hay 1 tháng 1 lần): Xây dựng nội dung hoạt động, lập kế hoạch nội dung hoạt động cho từng tháng, lập danh sách học sinh tham gia, tổ chức ra mắt câu lạc bộ.
Khi tổ chức cần các bước:
- Bước chuẩn bị nội dung: tổ chức theo chủ đề, hình thức hoạt động.
- Bước lập kế hoạch triển khai hoạt động Câu lạc bộ: phân công trách nhiệm.
- Bước tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.
- Bước tổ chức đánh giá và điều chỉnh hoạt động theo chương trình, nội dung đã hoạch định. 7. Giáo dục Kĩ năng sống qua sinh hoạt các câu lạc bộ học sinh:
- Nhu cầu tổ chức câu lạc bộ học sinh: HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn khám phá, muốn phát triển năng lực, sở trường của mình – hoàn thiện nhân cách học sinh được giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thế nào là một mô hình câu lạc bộ hiệu quả: Đạt 5 yêu cầu:
+ Xác định được mục đích, nội dung rõ ràng.
+ Học sinh phải tự giác tham gia.
+ Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, của Đội, của Công đoàn, của Cha mẹ học sinh, …
+ Có giáo viên có kinh nghiệm chịu trách nhiệm đóng vai trò cố vấn.
+ Thể hiện được tính chủ động của học sinh. a) Câu lạc bộ Tiếng Anh:
- Kĩ năng nghe, nói, đọc hiểu, viết; Thuyết trình một vấn đề bằng Tiếng Anh
- Kể chuyện bằng Tiếng Anh;
- Hát bài hát về Tiếng Anh;
- Dịch, sưu tầm tư liệu; . b) Câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ:
- Câu lạc bộ bóng đá. - Câu lạc bộ cầu lông.
- Câu lạc bộ cờ vua. - Câu lạc bộ bóng bàn. - Câu lạc bộ võ thuật, … c) Câu lạc bộ Nghệ thuật:
- Câu lạc bộ Hát dân ca: tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ
- Câu lạc bộ Trò chơi dân gian;
- Câu lạc bộ Mỹ thuật: Tổ chức các cuộc thi vẽ theo chủ đề, vẽ tự do.
- Câu lạc bộ cắm hoa. CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC MÔN HỌC
Thời gian học: 25 - 8 - 2019
Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Hà
I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống qua các môn học ở tiểu học. 1. Khái niệm về kỹ năng sống:
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2. Mục tiêu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp .
+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
+ KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức 3. Yêu cầu:
- Việc bố trí sắp xếp bàn ghế trong phòng học, vị trí trưng bày sản phẩm của học sinh….
- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học, các loại phiếu học tâp sử dụng cho các hoạt động trong giờ học.
- Giáo viên mạnh dạn, tích cực trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học phù hợp…
- Tạo được sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hôị cho mọi đối tượng học sinh cùng tham gia II. Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống qua một số môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, TN & XH: 1. Môn Tiếng Việt:
a/ Khả năng GD KNS qua môn Tiếng Việt:
Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng GD KNS khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp GD KNS cho HS ở những mức độ nhất định.
Số lượng phân môn nhiều
Thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao
Các bài học trong các phân môn đều có khả năng giáo dục KNS cho học sinh
b/ Mục tiêu và nội dung sống qua môn Tiếng Việt:
- Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
- Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học.
- Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức; KN suy nghĩ sáng tạo; KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân.
c/ Các yêu cầu cần thiết phải đưa GD KNS váo môn Tiếng Việt:
- Xuất phát từ Thực tế cuộc sống: sự phát triển của KHKT, sự hội nhập, giao lưu, những yêu cầu và thách thức mới của cuộc sống hiện đại
- Xuất phát từ mục tiêu GDTH: GD con người toàn diện
- Xuất phát từ đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
- Xuất phát từ thực tế dạy học Tiếng việt: cung cấp KT và KN sử dụng Tiếng việt thông qua thực hành ( hành dụng)
d/ Các loại KNS :
* KN cơ bản : gồm kỹ năng đơn lẻ và kỷ năng tổng hợp
* KN đặc thù : + KN nghề nghiệp
+ KN chuyên biệt
e. NỘI DUNG GD KNS TRONG MÔN T.VIỆT
- KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn TV là KN giao tiếp
- KN nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,...) là những KN mà môn TV cũng có ưu thế vì đối tượng của môn học này là công cụ của tư duy.
- Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... giữa các thành viên trong xã hội. Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin) qua : nghe, nói và đọc, viết.
- Các KNS này của HS được hình thành, phát triển dần, từ những KN đơn lẻ đến những KN tổng hợp. 2. Môn Đạo đức:
+ Đạo đức GD cho HS bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kỹ năng sống. MỤC TIÊU GD KNS CHO HS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
+ Bước đầu trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
+ Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
+ Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
+ Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
+ Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội.
+ KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành
+ Biết sống tích cực, chủ động
+ Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Tránh tác động xấu từ bạn bè.
Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trường tự nhiên. Chỉ khác hơn là GV viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kỹ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kỹ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn –giảng. III. Các phương pháp và kỹ thuật tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào môn học:
1. Sự khác biệt giữa dạy các môn học (VD: Đạo đức) với GDKNS:
Chương trình giáo dục môn Đạo đức ở cấp tiểu học có một số nội dung trùng hợp với nội dung của giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn.
Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân “chỉ biết nghe lời”.
Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học khác (như môn Đạo đức).
2. PPDH – Kỹ thuật dạy học:
Cũng như các môn học khác, GDKNS cũng sử dụng các
* PPDH tích cực như:
- PPDH theo nhóm
- PP giải quyết vấn đề
- PP đóng vai
- PP trò chơi
* Kỹ thuật dạy học:
- Kỹ thuật chia nhóm
- Kỹ thuật đặt câu hỏi
- Kỹ thuật khăn trải bàn
- Kỹ thuật trình bày 1 phút
- Kỹ thuật bản đồ tư duy IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh 2. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông .... để những giờ học sao cho các em được làmđể học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kỹ năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực , học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe”các bài: “Con người cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước;...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt.
CHUYÊN ĐỀ GV TỰ HỌC TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC ÍT NGƯỜI, HỌC SINH KHUYẾT TẬT HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ, HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN:
Thời gian học: tháng 9/ 2019
Tổng số tiết : 4 tiết
Thiếu nhi là giai đoạn mà các nhà chuyên môn gọi là Troisième Enfance, lứa tuổi bắt đầu theo học Tiểu học, hoặc còn gọi là Phổ thông cơ sở cấp 1. Đây cũng là lứa tuổi mà những ai thật sự muốn dấn thân trở thành người cộng tác mật thiết với gia đình các em để chăm lo việc giáo dục cho các em, nhất là cha mẹ và các thầy cô giáo, rất cần quan tâm tìm hiểu. 1. Tâm lí của học sinh dân tộc ít người ở địa phương: 1.1. Các em luôn có sự mặc cảm
Tự bẩm sinh, các em đã mang mặc cảm, các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của người lớn khác phái: bé gái gần bố mà xa mẹ, còn bé trai lại gần mẹ xa bố. Đây không phải là một tội lỗi ghê gớm đáng lên án và nghiêm phạt như cách nghĩ thiển cận của một số người chủ trương đạo đức quá khắt khe cổ hủ.
Cần phải biết khéo hướng dẫn để giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết phải có đủ các tính cách giáo dục qua cả bố lẫn mẹ, anh và chị trong gia đình, cả thầy lẫn cô ở trường, ở lớp. Sau này, khi bước vào tuổi dậy thì, các em sẽ dần dần chuyển hóa sang thế quân bình về phái tính. 1.2. Các em tin tưởng người lớn tuyệt đối: Các em đã dần dần không còn muốn loanh quanh luẩn quẩn ở xó nhà góc bếp, nhưng bắt đầu thích làm quen nhiều bạn nhỏ và nhiều người lớn khác. Vì vậy, nếu các em nhận ra nơi các người lớn như cô chú, thầy cô giáo, anh chị... một sự bảo bọc chở che, nhất là sự quan tâm, cảm thông thật sự, các em sẽ dần dần quấn quít, tin cậy đến mức tuyệt đối.
Do vậy, thông qua những hoạt động về giáo dục, làm việc, sinh hoạt vui chơi, người lớn cần biết tạo ra cơ hội để gần gũi các em, xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý, hòa mình trở nên đơn sơ như trẻ nhỏ, biết cách gợi ý tổ chức cùng chơi, cùng làm với các em, từ đó mới có dịp để giúp đỡ, dạy dỗ các em một cách đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần kích thích cho các em luôn háo hức chịu làm quen thêm với nhiều bạn trai bạn gái mới đồng trang lứa ở trường lớp và khu xóm. 1.3. Các em ôm ấp nhiều giấc mơ:
Các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc, những truyện cổ tích thần tiên, những truyện thần thoại dân gian được kể trong các lớp học hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Từ đó các em tự thêu dệt những mơ mộng rất dễ thương đến bất ngờ. 1.4. Các em rất đa cảm, dễ xúc động:
Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng hồn nhiên như trang giấy còn mới tinh. Ngay cả trường hợp một số em phải chịu những di chứng do sự đổ vỡ trong gia đình, thì chắc chắn tâm hồn các em vẫn luôn luôn đa cảm, rất dễ bị xúc động.
Do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em, đối với các em khác, đối với súc vật và đối với thiên nhiên đều gây tổn thương nơi các em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo không bao giờ phai nhạt. Cần tránh cho các em phải đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh, những thực tế quá phũ phàng, những hình ảnh dã man bạo lực trên sách báo, truyền hình, những biến cố quá gay cấn ngoài đường phố, trong gia đình, nơi trường học. 1.5. Các em rất hiếu động:
Về mặt sinh hoạt thể lý, các em, kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả...). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận cao xa gì lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cò cò, đánh chuyền, nhảy lèo, chơi ô ăn quan...). 1.6. Các em có thể trung tín đến cùng:
Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong một trường hợp bất ngờ, nếu các em được người lớn tin cậy trao phó một trách nhiệm quan trọng nào đó, với lời giải thích kỹ lưỡng và căn dặn chi tiết, các em sẽ hết sức ý thức về công việc, cảm thấy vinh dự và hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cả mong đợi của người lớn. Ấn tượng sâu sắc này sẽ theo các em suốt cuộc đời, hình thành một nhân cách khó gì có thể làm biến dạng. 2. Tâm lí của học sinh khuyết tật và chậm phát triển trí tuệ:
MỘT SỐ CÁC KHUYẾT TẬT THƯỜNG GẶP: 1) Bại não: Là rối loạn vận động và tư thế do tổn thương ở não bộ gây ra. Bại não không diễn tiến nặng hơn nhưng lại có nhiều biến chứng như co rút các khớp, vẹo cột sống, bệnh lý do nằm lâu: loét da, viêm phổi… 2) Hội chứng Down: Là hội chứng do có 3 nhiễm sắc thể 21 trong các tế bào gây ra ( bình thường mỗi tế bào chỉ có 2 NST 21), các trẻ bị hội chứng Down có biểu hiện bên ngoài gần giống nhau: trán rộng, gáy phẳng,mắt xếch Mông cổ….thường là trẻ chậm phát triển trí tuệ theo những mức độ khác nhau, có trẻ có khả năng ngôn ngữ, có trẻ không, có trẻ bị chậm phát triển cả vận động. 3)Các trẻ chậm phát triển tâm thần: Là các trẻ có khả năng học tập kém, hiểu kém, kỹ năng tự phục vụ kém, kỹ năng xã hội kém. 4)Trẻ tự kỷ: Là những trẻ bị mất hoặc suy kém khả năng liên hệ và giao tiếp với người khác, trẻ này thường không nhìn người khác, tránh các giao tiếp, ngôn ngữ kém ( không nói, nói ít hoặc nói các từ vô nghĩa), trẻ có các hành động lập đi lập lại: gật gù, lắc lư thân người, xoay người, chơi tay, lắc tay…và nhiều khi chống lại các thay đổi: vd: trẻ chỉ thích đi một con đường, hay chỉ thích xem một chương trình tivi, hay thích sắp xếp đồ đạc theo một thứ tự nào đó, nếu chỉ cần thay đổi các trật tự này là trẻ sẽ lên cơn nổi giận la hét tự đánh mình hay đánh người khác. 5) Trẻ bị di chứng sốt bại liệt: Thường bị teo cơ một bên hoặc hai bên kèm theo yếu cơ, các trẻ này vẫn có khả năng về trí tuệ, nhưng cũng thường bị thiếu tự tin, mặc cảm do bị khuyết tật, do bị giới hạn trong vận động. 6) Trẻ bị khiếm thính: Có thể mất khả năng nghe hoàn toàn hay còn một phần, nếu sự suy kém thính giác xảy ra sớm, trẻ sẽ có khó khăn về ngôn ngữ, do sự giới hạn trong việc tiếp nhận thông tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diễn đạt, kèm theo bị đối xử phân biệt điều này dễ làm cho trẻ ấm ức khó chịu. 7) Trẻ khiếm thị: Có thể không nhìn thấy hoàn toàn hay còn nhìn thấy một phần. Do bị giới hạn tiếp nhận thông tin qua thị giác nên cũng làm cho trẻ bị giới hạn trong việc tương tác với môi trường. Các trẻ này thường có khả năng tốt về thính giác và khối hình tri giác( có khả năng âm nhạc và khả năng nhận biết hình dạng đồ vật thông qua cảm giác lòng bàn tay). 2.1. Các em luôn có sự mặc cảm
Trẻ bị tổn thương não sẽ có các khó khăn trong việc điều hòa cảm giác và cảm xúc, điều này làm cho trẻ khó khăn trong việc phát triển tâm lý theo đúng lứa tuổi, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mốc phát triển đúng, khó khăn trong việc tự điều chỉnh bản thân( trẻ thường có nhiều hành vi xung động , khó kiểm soát, không biết giới hạn, không tuân thủ các luật lệ)
Kèm theo sự giới hạn về hoạt động thể chất và tinh thần làm cho trẻ gặp khó khăn trong tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên ngoài, điều này càng làm cho trẻ dễ bị ấm ức, tức giận, buồn rầu, mặc cảm tự ti. 2.2. Các em rất đa cảm, dễ xúc động:
Do thấy trẻ bị khuyết tật nên cái nhìn của những người xung quanh về trẻ thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử điều này làm cho trẻ thấy mặc cảm, tự ti. Có nhiều trẻ bị cư xử tệ, bị đè nén, bị bỏ rơi ( từ thiếu quan tâm cho đến bỏ rơi hoàn toàn) do người xung quanh không hiểu trẻ, không thông cảm cho những hành vi khó khăn của trẻ.
Do cha mẹ cảm thấy mặc cảm vì gia đình có người khuyết tật nên họ có thể nghĩ rằng mình có lỗi lầm hoặc oán trách mà không chấp nhận trẻ, điều này làm cho cách cư xử của họ đối với trẻ không được yêu thương, tôn trọng làm cho trẻ khó hình thành nên một nhân cách khỏe mạnh.
Do gia đình có trẻ khuyết tật nên có ảnh hưởng phần nào đến kinh tế của gia đình do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ, không có thời gian đi làm việc, gia đình trở nên khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha mẹ và cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ. 3. Tâm lí của học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn. Trẻ mồ côi Trẻ em đường phố Trẻ khuyết tật Trẻ nghiện ma túy Trẻ mại dâm Trẻ làm trái pháp luật Trẻ lao động Trẻ bị bỏ rơi, bị bạo hành Trẻ bị nhiểm chất độc màu da cam. Trẻ tị nạn Các dạng hoàn cảnh khó khăn ít được đề cập đến : Trẻ có trách nhiệm quá nặng nề như nuôi cha mẹ Trẻ bị lạm dụng trong gia đình, âm thầm chịu đựng Trẻ bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại. Trẻ không được đi học.
Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
3.1. Niềm tin huỷ hoại: Những niềm tin “phải, buộc phải”: phải làm những điều người khác muốn trẻ phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân. Những niềm tin gây thảm họa : không đưa đến một khả năng lựa chọn nào cho tương lai và không tránh khỏi khiến trẻ cảm thấy thất vọng chán nản ( Em không bao giờ học nữa) Những niềm tin “luôn luôn” và “không bao giờ”: Sự phóng đại sự thật và khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì có những lúc có điều tích cực xảy ra đều bị làm ngơ hoặc phủ nhận. “Mọi người luôn luôn chỉ trích em” Những niềm tin không khoan dung người khác: niềm tin cho rằng người khác vốn hư hèn, xấu xa hoặc ác ý, không làm điều đáng ra họ phải làm và không đạt tới kỳ vọng của trẻ đưa đến những cảm nghĩ tiêu cực và làm hỏng các mối quan hệ. Những niềm tin đổ lỗi: kiếm cớ khước từ nhu cầu tự sửa đổi, và muốn ai khác phải thay đổi. Những niềm tin nhận thức tiêu cực về bản thân: “Em khó ưa, em là người xấu”, niềm tin bị loại.
3.2. Sự ứng phó với trầm cảm: Trầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ ràng với sự mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động bình thường Sự trầm cảm cũng có thể là kết quả của những ý nghĩa tiêu cực. Những ý nghĩa này có thể bao gồm cái nhìn tiêu cực về bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai. Trẻ em ứng phó với chứng trầm cảm bằng rất nhiều cách. Một số trẻ em có thể trốn chạy khỏi gia đình. Một số, đặc biệt là các em trai, biểu lộ cảm nghĩ bằng những hành vi hướng ngoại và có thể hành động quá khích. Các em gái thường biểu lộ sự trầm cảm theo cách hướng nội, băn khoăn và/hoặc trở nên lo lắng.
3.3.Trẻ em trải qua rối loạn lo lắng có thể cho thấy các triệu chứng nôn nóng, bất an, phiền muộn, mất ngủ, kém tập trung, đi tiểu thường, trạng thái kích động, trí tuệ yếu, choáng váng, căng cơ bắp hoặc dễ bị mệt.
3.4.. Mặc cảm có tội, tự trách mình : Trẻ hổ thẹn vì những gì đã xảy đến cho mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ được. 5.4. Giận dữ và có ác cảm : Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc thích đáng hoặc có thể do các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt.
3..5. Hoài nghi, thiếu tin tưởng : Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này. 5.6. Khó diễn tả cảm xúc bằng lời : Có thể do bị choáng ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng.
3.6.. Không nói thật : Vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn ( cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe.
CHUYÊN ĐỀ TỰ HỌC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT, HỌC SINH YẾU KÉM, HỌC SINH KHÁ GIỎI, HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Thời gian học: 9/ 2019
Tổng số tiết : 4 tiết
1. Tâm lí của học sinh cá biệt Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. 2. Tâm lý học sinh yếu kém: 2.2. Các em lười học:
- Sân chơi ngoài nhà trường như các quán điện tử, internet, bi-da, … đã thu hút, lôi kéo học sinh dẫn đến tình trạng các em không có thời gian học bài, nhiều em quá mê chơi nên trốn học, viết giấy xin phép giả mạo chữ ký của cha mẹ để nhờ bạn đưa giấy phép đến trường
- Bạn bè không học rủ rê đi chơi. 2.2. Phụ thuộc vào gia đình: Quan niệm của một số phu huynh “Thích thì học, không thích thì nghỉ học”. 2.3. Bị bệnh bẩm sinh:
- Một số ít học sinh do trí não không được bình thường, nhận thức chậm “Chậm hiểu, nhanh quên” nên thường ỷ lại không cố gắng trong học tập. 2.4. Không tin tưởng vào giáo viên:
- Giáo viên chưa lôi cuốn được đối tượng học sinh yếu, kém vào hoạt động học tập, do vậy các em thiếu tin tưởng vào giáo viên nên dẫn đến chán nản, không chuyên tâm học tập. 3. Tâm lý học sinh giỏi: 3.1. Lo sợ làm bài nhiều:
Do học giỏi nên nhiều học sinh sợ đến trường, kể ra nhiều lí do như đau bụng, nhức đầu... để không phải đi học, nếu không được cứ một mực xin bố mẹ cho nghỉ học luôn vì: “Con sợ cô giáo lắm! Cô cứ kêu con phát biểu rồi trả bài, làm bài tập hoài...”. MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC LỚP GHÉP 1. Môi trường học tập lớp ghép: Trong lớp ghép, học sinh ở các nhóm trình độ khác nhau nên có độ tuổi khác nhau và khả năng khác nhau, Vì thế môi trường lớp ghép có những đặc điểm của một xã hội hay một gia đình: có người lớn tuổi hơn, có người ít tuổi hơn, có người có khả năng hơn và có người kém hơn, cùng hoạt động và học tập chung. Chính những đặc điểm này sẽ tạo điều kiện để khuyến khích các em quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Môi trường học tập lớp ghép bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần:
-Môi trường vật chất bao gồm: Bảng, bàn ghé, ánh sáng, âm thanh, không khí,,,
-Môi trường tinh thần bao gồm: ccác mối quan hệ giữa Giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, nhà trường, cộng đồng.
Các yếu tố trong môi trường vật chất và tinh thần liên hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường học tập lớp ghép. 2. Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh: Không gian lớp ghép là địa điểm để GV và HS được phát triển, thích nghi với các nhân tố thay đổi của thời gian, ánh sáng và âm thanh. Có thể sắp xếp theo kinh nghiệm cá nhân, sắp xếp hợp lý theo điều kiện của lớp, sắp xếp chỗ ngồi thuận lợi cho quá trình giao tiếp giữa GV và HS, giữa HS và HS, phòng học được trang trí đơn giản, đủ ánh sang tạo nên không khí ám áp, êm dịu trong qúa trình học tập. TỔ CHỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP GHÉP 1.Tổ chức dạy học chung cả lớp:
Là phương tiện hiệu quả để chuyển tải những thông tin đến được một số lượng lớn người nghe cùng một lúc. Hình thức này thường được sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chương trình hay để HS cùng thảo luận những vấn đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người.
Hình thức tổ chức này thường được dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết, mỗi buổi học hay trong dạy các môn học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho HS của các NTĐ, ví dụ như hát nhạc, kể chuyện, đạo đức, thể dục và những hoạt động vui chơi, thăm quan, lao động. 2- Tổ chức dạy học theo từng nhóm trình độ:
GV làm việc trục tiếp với mỗi nhóm trình độ để chuyển tải những nội dung trong chương trình hay hướng dẫn học sinh HS thực hành những thao tác làm bài cu thể.Trong lúc dạy học trực tiếp GV có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tượng, làm mấu những thao tác hay tổ chức trao đổi với HS.
Dạy học trực tiếp của GV có hiệu quả nhất do GV thực hiện những tương tác trực tiếp với HS trong nhóm cùng TĐ nên các em thường tập chung lắng nghe lời giảng và tiếp thu bài nhanh hơn (đây là hình thức tổ chức DH phổ biến ở lớp ghép hiện nay) 3- Dạy học trực tiếp cho cá nhân:
Là hình thức tổ chức DH giữa thầy và một trò, dựa trên yêu cầu cụ thể của cá nhân đó. DH cá nhân được coi là một cách thức DH hiệu quả cao nhất bởi vì nó đáp ứng được tốt nhất mức độ yêu cầu và phát triển của cá nhân. (Cần lưu ý rằng thời gian dành cho việc DH trực tiếp cho cá nhân không thể kéo dài vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến HT của số đông HS trong lớp. 4- dạy học theo nhóm nhỏ:
Là hình thức tổ chức DH mà GV phân chia HS trong nhóm cùng trình độ hay trong lớp ghép thành các nhóm nhỏ gồm 4 đến 6 em để các em thực hiện những nhiệm vụ học tập. (Hình thức này có ý nghĩa rất quan trọng trong DHLG, không chỉ vì dạy nó cho phép GV có điều kiện để làm việc trực tiếp với NTĐ khác hay cá nhân trong lớp mà còn có khả năng giáo dục rất lớn đối với HS) 5- Tổ chức hoạt động học tập độc lập của HS:
Là một hướng chính để thích ứng với hoàn cảnh mà giáo viên phải phân phối thời gian giảng dạy của mình cho các NTĐ khác nhau trong từng tiết học.
Mặt khác, học tập độc lập là giai đoạn đặc biệt quan trọng để HS chuyển những thông tin, kiến thức các em vừa học vào trong những mối quan hệ bên trong để trở thành tài sản trí tuệ của riêng mình.
Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Hà