CHUYÊN ĐỀ
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SGK VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 2
Năm học: 2021 - 2022
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Hà
NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN SÁCH HĐTN 2
1. Mục tiêu
Hoạt động trải nghiệm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình giáo dục tổng thể.
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
Ở cấp Tiểu học.
Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
2. Quan điểm biên soạn sách HĐTN 2
- Thể hiện rõ bản chất và đặc trưng của HĐTN
- Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Gắn với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với lứa tuổi.
- Tạo động lực.
- Quan điểm “mở”.
II. CẤU TRÚC SGK, VỞ BT, SGV HĐTN 2
1. Sách giáo khoa
Nội dung 9 chủ đề trong SGK thể hiện 4 mạch nội dung quy định trong chương trình.
1. Khám phá bản thân
2. Rèn nếp sống
3. Em yêu trường em
4. Tự phục vụ bản thân
5. Gia đình thân thương
6. Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
7. Chia sẻ cộng đồng
8. Môi trường quanh em
9. Em tìm hiểu nghề nghiệp
SGK Hoạt động trải nghiệm 2 được thiết kế với 3 loại hình hoạt động chính và mỗi tuần có 3 tiết.
1. Sinh hoạt dưới cờ
2. Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
3. Sinh hoạt lớp.
Ngoài ra, các hoạt động cùng bố mẹ, người thân, hàng xóm được thiết kế trong một số nhiệm vụ sau giờ học cũng liên quan mật thiết đến các nội dung trải nghiệm do GV tiến hành trên lớp, giúp duy trì sự kết nối chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế cao nhất, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Các nhiệm vụ đều xoay quanh những thử thách từ cuộc sống thật của HS, những gì HS quan sát được và hành động trong thực tế cá nhân mình.
Bốn mạch nội dung lớn mà Chương trình quy định đó là:
- Hoạt động hướng vào bản thân;
- Hoạt động hướng đến xã hội.
- Hoạt động hướng đến tự nhiên.
- Hoạt động hướng nghiệp.
Được triển khai thành 9 chủ đề cụ thể, vừa sức, dễ theo dõi và thiết thực với HS lớp 2, khiến HS dễ nhớ thông điệp, dễ vận dụng các kĩ năng, kiến thức mới vào thực tế. GV hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn thứ tự tiến hành các nội dung phù hợp với trình độ và đặc điểm khác biệt của HS, phù hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, xã hội, yêu cầu giáo dục của trường, của địa phương.
Tuy nhiên, trong cuốn Hoạt động trải nghiệm 2, nhóm tác giả có ý thức sắp xếp thứ tự các chủ đề, các tuần hoạt động theo dự kiến kế hoạch dạy học tương đối gần gũi với nội dung hoạt động theo chủ đề, chủ điểm sinh hoạt Sao nhi đồng và nhà trường.
Tuần 35 là tuần diễn ra các hoạt động tổng kết năm học.
Đây là điểm mới so với Hoạt động trải nghiệm 1. GV có thể tiến hành đánh giá kết quả trải nghiệm của HS thông qua hoạt động này. Đây cũng là hoạt động được đề xuất để tạo động lực tiếp tục tham gia các hoạt động trải nghiệm trong kì nghỉ hè và năm học sau. Dưới hình thức là trải nghiệm tại lớp với chuyến đi của con tàu qua các hòn đảo, HS thể hiện lại những kĩ năng, kiến thức đã từng trải nghiệm, nhắc lại các “bí kíp” đã từng cùng thầy, cô giáo khái quát.
Kế hoạch trải nghiệm mùa hè của HS. Đây là điểm mới thứ hai so với sách Hoạt động trải nghiệm 1. Lớp 2, HS cần tăng cường rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. HS lập kế hoạch cho việc trải nghiệm trong hè. GV cần thảo luận chung với cả lớp để HS có thể chỉnh sửa kế hoạch sao cho gần nhất với thực tế.
Những câu hỏi ở cuối một chủ đề trải nghiệm giúp HS tự đánh giá hoạt động của mình: Hoàn thành hay chưa hoàn thành. Với thao tác đánh giá thường xuyên, HS được tạo điều kiện nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình, của nhóm thông qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
IV. QUY TRÌNH HĐTN Ở TIỂU HỌC
1. Quy trình chung và cấu trúc một tiết HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
2. Quy trình và nội dung hoạt động SINH HOẠT DƯỚI CỜ.
3. Quy trình và nội dung HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ.
4. Quy trình và nội dung hoạt động SINH HOẠT LỚP.
1. Quy trình chung và cấu trúc một tiết HĐTN
Trước hoạt động.
Lựa chọn chủ đề và không gian sư phạm
Soạn kịch bản
Phương tiện
Trong hoạt động
Đảm bảo 4 thời điểm của HĐTN
Gợi lại kinh nghiệm cũ
Trải nghiệm
Khái quát hóa kiến thức mới
Nhiệm vụ ứng dụng
Sau hoạt động
Thu hoạch
Phản hồi
2. Quy trình một buổi sinh hoạt dưới cờ.
1. Trình diễn, thử nghiệm:
2. Giao lưu nhân vật.
Lưu ý: Có sự tham gia của thầy cô giáo chủ nhiê
Biểu diễn đọc thơ tương tác để chuyển tải một thông điệp về trải nghiệm cuộc sống đến HS khối Tiểu học;
Chia sẻ kiến thức, kĩ năng từ một buổi trải nghiệm cụ thể trên lớp hoặc ngoài giờ học (thực địa);
3. Quy trình tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề
* Trước hoạt động.
Lựa chọn chủ đề và không gian sư phạm
Thiết kế kịch bản hoạt động
Chuẩn bị phương tiện hoạt động
* Trong hoạt động
Khởi động
Khám phá chủ đề
Mở rộng và tổng kết chủ đề
Cam kết hành động
* Sau hoạt động
Thu hoạch
Phản hồi
4. Quy trình một buổi Sinh hoạt lớp.
* Trước hoạt động.
Lựa chọn chủ đề và không gian sư phạm
Thiết kế kế hoạch hoạt động
Chuẩn bị phương tiện hoạt động
* Trong hoạt động
Hoạt động nhận xét, tổng kết tuần
Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau tiết trải nghiệm trước
Hoạt động nhóm: Chúng ta là một đội
Nhận nhiệm vụ cho HĐ sau giờ học
Sau hoạt động
HS tiếp tục hành động đã chọn hoặc có những cam kết mới
Nội dung 9 chủ đề trong SGK thể hiện 4 mạch nội dung quy định trong chương trình.
2. Vở bài tập.
Được thiết kế theo thứ tự 9 chủ đề như SGK
1. Khám phá bản thân
2. Rèn nếp sống
3. Em yêu trường em
4. Tự phục vụ bản thân
5. Gia đình thân thương
6. Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
7. Chia sẻ cộng đồng
8. Môi trường quanh em
9. Em tìm hiểu nghề nghiệp
3. Sách giáo viên
Là tài liệu hỗ trợ quý thầy cô trong quá trình tiến hành các hoạt động trải nghiệm cùng HS được thiết kế trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 2.
Sách được chia làm 2 phần:
PHẦN I: HƯỚNG DẪN CHUNG:
Bao gồm các vấn đề lí thuyết chung liên quan đến Hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học theo Chương trình HĐTN nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT BGDĐT ngày 26/12/2018 (Chương trình).
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG KHI BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 2
Quan điểm biên soạn sách, bản chất của HĐTN ở Tiểu học, cấu trúc SGK, cấu trúc của một chủ đề trong sách, hướng triển khai các mạch nội dung mà Chương trình quy định, đưa ra mẫu đề xuất cho kế hoạch tiến hành HĐTN ở nhà trường trong một năm học.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 2
Quy trình của các loại hình trải nghiệm và phương pháp đánh giá kết quả HĐTN.
PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HĐTN LỚP 2
Trong mục B, nhóm tác giả đề xuất các mẫu thiết kế kịch bản chi tiết cho 35 tuần HĐTN với 35 tiết HĐGDTCĐ và 35 tiết SHL cho 9 chủ đề dựa theo bốn mạch nội dung mà Chương trình đề ra đó là:
- Hoạt động hướng vào bản thân.
- Hoạt động hướng đến xã hội
- Hoạt động hướng đến tự nhiên.
- Hoạt động hướng nghiệp.
* Với 3 loại hình hoạt động cơ bản là:
- Sinh hoạt dưới cờ
- Hoạt động giáo dục theo chủ đề
- Sinh hoạt lớp
Ngoài ra còn có hoạt động Câu lạc bộ và các HĐTN thực tế.
Nhóm tác giả tin tưởng rằng, với nội dung tương đối đầy đủ về lí thuyết và chi tiết về kịch bản mẫu của các tiết trải nghiệm, SGV HĐTN2 sẽ là người bạn đồng hành của quý thầy cô trong suốt một năm học. Kính mong quý thầy cô tiếp nhận cuốn sách này theo cách tích cực:
Nghĩa là đọc kĩ lí thuyết.
Làm theo từng bước gợi ý để thấu hiểu quy trình.
Từ đó có thể chủ động thiết kế những hoạt động mới, trò chơi mới phù hợp với HS của mình, nội dung giáo dục địa phương mình.
V. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI CÁC HĐTN
Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa mới Giáo viên chủ động đổi mới để bắt nhịp.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; do đó giáo viên, cần chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi tư duy, nhận thức, chủ động, sáng tạo trong dạy - học.
- Theo đó, để học sinh nắm bắt được kiến thức tốt nhất, nguyên tắc đầu tiên là: Giáo viên dạy học phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là, giáo viên phải dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; do đó giáo viên, cần chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi tư duy, nhận thức, chủ động, sáng tạo trong dạy - học.
- Theo đó, để học sinh nắm bắt được kiến thức tốt nhất, nguyên tắc đầu tiên là: Giáo viên dạy học phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là, giáo viên phải dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh.
- Đối với việc tổ chức dạy - học, giáo viên sẽ sử dụng, tổ chức dạy học trên nền tảng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học vốn có; đồng thời kết hợp thêm các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại mới.
Qua đó, tổ chức các hoạt động dạy - học, hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đảm bảo yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Trong dạy học HĐTN 2 thường sử dụng các phương pháp sau đây.
+ Quan sát
+ Dự đoán, đặt câu hỏi khám phá
+ Thí nghiệm, thực nghiệm
+ Thảo luận, phỏng vấn
+ Kể chuyện, diễn tiểu phẩm, đọc thêm thông tin, đọc thơ tương tác, múa hát, nhảy dân vũ
+ Vẽ tranh
+ Viết hoặc vẽ một thông điệp
+ Lập sơ đồ tư duy, làm ngôi sao thông tin
+ Trò chơi giáo dục
+ Sắm vai để xử lí tình huống
+ Giao lưu nhân vật
+ Sưu tầm đồ vật, sưu tầm bài hát, câu ca dao
+ Dự án chung của nhóm, của tổ
Các dạng nhiệm vụ đưa ra cũng rất đa dạng: Nhiệm vụ dành cho cá nhân; nhiệm vụ dành cho cặp đôi; nhiệm vụ dành cho hoạt động nhóm; nhiệm vụ dành cho cả lớp.
Các phương pháp thường dùng trong HĐTN tiểu học
Quan sát, thảo luận.
Trải nghiệm bằng các giác quan
Phân tích, so sánh, nhận xét
Đặt câu hỏi
Phán đoán
Kết luận, khái quát
Phỏng vấn
Mạnh dạn đặt câu hỏi
Ghi nhớ thông tin
Trình diễn tương tác
Thơ, tiểu phẩm, kể chuyện
Có sự tương tác giữa những người trình diễn
Có sự tương tác giữa người trình diễn và khán giả
Người trình diễn được quyền đưa ra phương án lời thơ, lời thoại của mình
Có những chi tiết mở để tạo tình huống cần giải quyết
Trò chơi
Luân phiên Tĩnh – Động
Truyền tải thông điệp
Đưa ra bí kíp
Tạo cảm xúc tích cực
Dự án tổ
Hoạt động chung của cả lớp
Hoạt động chung của tổ
Áp dụng vào thời gian gần cuối năm học
Đặt tên
Thảo luận, góp ý
Phân công công việc bằng cách viết, vẽ
Thời gian thực hiện
Địa điểm thực hiện
Phương tiện thực hiện
Nhiệm vụ từng người
Trang phục phù hợp
Mời người lớn cùng tham gia hoặc hỗ trợ
DỰ ÁN LỚP
Ví dụ: Dự án lớp “ ĐI QUA LÀ XANH, ĐỨNG LÊN LÀ SẠCH”
TỔ 1: Quét lá góc sân trường
TỔ 2: Mỗi HS trồng một cây xanh hoặc cây hoa ở gia đình.
TỔ 3: Chăm sóc vườn trường
TỔ 4: Chăm sóc cây hoa trong lớp
TỔ 5: Làm 2 thùng rác bằng hộp các-tông đặt ở góc hành lang tầng 2
Trong quá trình giảng dạy GV cần bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để dễ dàng, linh hoạt và sáng tạo, triển khai, lựa chọn, thực hiện hoặc thay thế nội dung HĐTN đã được đề xuất trong SGK.
Bốn thời điểm quan trọng của HĐTN:
Thời điểm 1: Gợi lại những kinh nghiệm cũ.
Thời điểm 2: Tiến hành việc trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thời điểm 3: Khái quát hóa kiến thức mới, kĩ năng mới, chia sẻ cảm xúc mới.
Thời điểm 4: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Các loại hình và thời lượng hoạt động của mỗi loại hình HĐTN trong Chương trình
+ 35 tiết Sinh hoạt dưới cờ
Nội dung sinh hoạt sẽ do Nhà trường sắp xếp, chỉ đạo cho phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường và địa phương.
+ 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
Ở loại hình này, GV chủ nhiệm lớp sẽ chủ động thiết kế hoạt động dựa theo gợi ý của SHS và SGV, tiến hành thực hiện trên lớp. HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV, đồng thời lựa chọn và nhận nhiệm vụ Hoạt động sau giờ học. Những HĐ thực hiện cá nhân hoặc với sự tham gia, hỗ trợ của người thân.
+ 35 tiết Sinh hoạt lớp GV chủ nhiệm chủ động đưa nội dung HĐTN vào nội dung SHL, sao cho nhuần nhuyễn, phù hợp với công việc tổng kết tuần của lớp.
Các loại hình và thời lượng hoạt động của mỗi loại hình HĐTN trong Chương trình
+ 35 tiết Sinh hoạt dưới cờ
Nội dung sinh hoạt sẽ do Nhà trường sắp xếp, chỉ đạo cho phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường và địa phương.
+ 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
Ở loại hình này, GV chủ nhiệm lớp sẽ chủ động thiết kế hoạt động dựa theo gợi ý của SHS và SGV, tiến hành thực hiện trên lớp. HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV, đồng thời lựa chọn và nhận nhiệm vụ Hoạt động sau giờ học. Những HĐ thực hiện cá nhân hoặc với sự tham gia, hỗ trợ của người thân.
+ 35 tiết Sinh hoạt lớp GV chủ nhiệm chủ động đưa nội dung HĐTN vào nội dung SHL, sao cho nhuần nhuyễn, phù hợp với công việc tổng kết tuần của lớp.
5 bước giúp tổ chức thành công học TNST là:
- Xác định nội dung của hoạt động nhận thức. ...
- Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm. ...
- Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm. ...
- Xác định các phương pháp dạy học trải nghiệm.
- Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
* GV có quyền linh hoạt lựa chọn nội dung phương pháp và hình thức hoạt động để giờ hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả cao nhất.
Đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm của học sinh bằng nhận xét.
Theo đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì như các môn học.
- Tốt (T)
- Hoàn thành (H)
- Chưa hoàn thành (C)