CHUYÊN ĐỀ:
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HS CÁ BIỆT, HS YẾU KÉM, HỌC SINH KHÁ GIỎI, HS NĂNG KHIẾU
1. Tâm lí của học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác.
2. Tâm lý học sinh yếu kém:
2.2. Các em lười học:
- Sân chơi ngoài nhà trường như các quán điện tử, internet, bi-da, … đã thu hút, lôi kéo học sinh dẫn đến tình trạng các em không có thời gian học bài, nhiều em quá mê chơi nên trốn học, viết giấy xin phép giả mạo chữ ký của cha mẹ để nhờ bạn đưa giấy phép đến trường
- Bạn bè không học rủ rê đi chơi.
2.2. Phụ thuộc vào gia đình: Quan niệm của một số phu huynh “Thích thì học, không thích thì nghỉ học”.
2.3. Bị bệnh bẩm sinh:
- Một số ít học sinh do trí não không được bình thường, nhận thức chậm “Chậm hiểu, nhanh quên” nên thường ỷ lại không cố gắng trong học tập.
2.4. Không tin tưởng vào giáo viên:
- Giáo viên chưa lôi cuốn được đối tượng học sinh yếu, kém vào hoạt động học tập, do vậy các em thiếu tin tưởng vào giáo viên nên dẫn đến chán nản, không chuyên tâm học tập.
3. Tâm lý học sinh giỏi:
3.1. Lo sợ làm bài nhiều:
Do học giỏi nên nhiều học sinh sợ đến trường, kể ra nhiều lí do như đau bụng, nhức đầu... để không phải đi học, nếu không được cứ một mực xin bố mẹ cho nghỉ học luôn vì: “Con sợ cô giáo lắm! Cô cứ kêu con phát biểu rồi trả bài, làm bài tập hoài...”.
MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC LỚP GHÉP
1. Môi trường học tập lớp ghép:
Trong lớp ghép, học sinh ở các nhóm trình độ khác nhau nên có độ tuổi khác nhau và khả năng khác nhau, Vì thế môi trường lớp ghép có những đặc điểm của một xã hội hay một gia đình: có người lớn tuổi hơn, có người ít tuổi hơn, có người có khả năng hơn và có người kém hơn, cùng hoạt động và học tập chung. Chính những đặc điểm này sẽ tạo điều kiện để khuyến khích các em quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Môi trường học tập lớp ghép bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần:
-Môi trường vật chất bao gồm: Bảng, bàn ghé, ánh sáng, âm thanh, không khí,,,
-Môi trường tinh thần bao gồm: ccác mối quan hệ giữa Giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, nhà trường, cộng đồng.
Các yếu tố trong môi trường vật chất và tinh thần liên hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường học tập lớp ghép.
2. Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh:
Không gian lớp ghép là địa điểm để GV và HS được phát triển, thích nghi với các nhân tố thay đổi của thời gian, ánh sáng và âm thanh. Có thể sắp xếp theo kinh nghiệm cá nhân, sắp xếp hợp lý theo điều kiện của lớp, sắp xếp chỗ ngồi thuận lợi cho quá trình giao tiếp giữa GV và HS, giữa HS và HS, phòng học được trang trí đơn giản, đủ ánh sang tạo nên không khí ám áp, êm dịu trong qúa trình học tập.
TỔ CHỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP GHÉP
1.Tổ chức dạy học chung cả lớp:
Là phương tiện hiệu quả để chuyển tải những thông tin đến được một số lượng lớn người nghe cùng một lúc. Hình thức này thường được sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chương trình hay để HS cùng thảo luận những vấn đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người.
Hình thức tổ chức này thường được dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết, mỗi buổi học hay trong dạy các môn học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho HS của các NTĐ, ví dụ như hát nhạc, kể chuyện, đạo đức, thể dục và những hoạt động vui chơi, thăm quan, lao động.
2- Tổ chức dạy học theo từng nhóm trình độ:
GV làm việc trục tiếp với mỗi nhóm trình độ để chuyển tải những nội dung trong chương trình hay hướng dẫn học sinh HS thực hành những thao tác làm bài cu thể.Trong lúc dạy học trực tiếp GV có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tượng, làm mấu những thao tác hay tổ chức trao đổi với HS.
Dạy học trực tiếp của GV có hiệu quả nhất do GV thực hiện những tương tác trực tiếp với HS trong nhóm cùng TĐ nên các em thường tập chung lắng nghe lời giảng và tiếp thu bài nhanh hơn (đây là hình thức tổ chức DH phổ biến ở lớp ghép hiện nay)
3- Dạy học trực tiếp cho cá nhân:
Là hình thức tổ chức DH giữa thầy và một trò, dựa trên yêu cầu cụ thể của cá nhân đó. DH cá nhân được coi là một cách thức DH hiệu quả cao nhất bởi vì nó đáp ứng được tốt nhất mức độ yêu cầu và phát triển của cá nhân. (Cần lưu ý rằng thời gian dành cho việc DH trực tiếp cho cá nhân không thể kéo dài vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến HT của số đông HS trong lớp.
4- Dạy học theo nhóm nhỏ:
Là hình thức tổ chức DH mà GV phân chia HS trong nhóm cùng trình độ hay trong lớp ghép thành các nhóm nhỏ gồm 4 đến 6 em để các em thực hiện những nhiệm vụ học tập. (Hình thức này có ý nghĩa rất quan trọng trong DHLG, không chỉ vì dạy nó cho phép GV có điều kiện để làm việc trực tiếp với NTĐ khác hay cá nhân trong lớp mà còn có khả năng giáo dục rất lớn đối với HS)
5- Tổ chức hoạt động học tập độc lập của HS:
Là một hướng chính để thích ứng với hoàn cảnh mà giáo viên phải phân phối thời gian giảng dạy của mình cho các NTĐ khác nhau trong từng tiết học.
Mặt khác, học tập độc lập là giai đoạn đặc biệt quan trọng để HS chuyển những thông tin, kiến thức các em vừa học vào trong những mối quan hệ bên trong để trở thành tài sản trí tuệ của riêng mình.
Tác giả bài viết: Trịnh Thị Thu Hà