12 mẹo nhỏ để làm nên một tiết dạy tuyệt vời
Thứ bảy - 06/11/2021 16:29
12 mẹo nhỏ để làm nên một tiết dạy tuyệt vời
Để có một bài giảng hay, sáng tạo cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau:
Thứ nhất, chúng ta không nên áp dụng phương pháp kiểm tra bài cũ truyền thống trước đây, đó là 1 tiết học chỉ gọi 3 – 4 học sinh, còn những học sinh khác thì lại làm việc riêng. Khi kiểm tra đầu giờ, giáo viên nên đặt ra nhiều câu hỏi nhỏ, hay những hình ảnh minh họa với nhiều hình thức khác nhau, qua đó thu hút nhiều học sinh tham gia trực tiếp vào quá trình tái hiện kiến thức.
Thứ 2: Cần yêu cầu học sinh tìm tòi nhiều tài liệu để khám phá thêm nhiều kiến thức mới, vận dụng linh hoạt trong quá trình học tập. Trước khi lên lớp, giáo viên nên giới thiệu những cuốn sách đặc sắc, yêu cầu học sinh tìm hiểu.
Thứ 3: Khi giảng dạy, giáo viên cần xác định lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh hoạt động và tư duy nhiều hơn sẽ khiến tiết học của giáo viên đạt được hiệu quả cao hơn.
Thứ 4: Khi giảng cần có sự hợp tác, giao lưu hai chiều giữa thầy và trò. Nên có những câu hỏi mở đặt ra để kích thích sự tò mò khám phá của học sinh. Tránh các hình thức vấn đáp đơn thuần, nên sử dụng 1 số hình thức mới nhằm phát huy tính tức cực của người học.
Thứ 5: Cần phải biết điều chỉnh và phân phối thời gian hợp lí để không bị cháy giáo án thông qua 1 sơ đồ giảng dạy và phân phối thời gian.
Thứ 6: Trong 1 tiết học không nên chỉ dạy kiến thức không mà cần xen kẽ những câu chuyện, những hoạt động trò chơi hợp lý.
Thứ 7: Không được tạo áp lực cho học sinh. Nếu học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên chưa thực sự hoàn thiện, giáo viên không nên sửa lỗi quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến tâm trạng của học sinh và thậm chí còn khiến học sinh không muốn chú tâm vào bài nữa.
Thứ 8: Một kĩ năng nhỏ nhưng cũng nên chú ý, chúng ta nên nhớ tên của học sinh để khi gọi học sinh lên bảng học sinh sẽ cảm thấy được quan tâm hơn.
Thứ 9: Thiết kế bài giảng một cách khoa học và hợp lí và luôn thoát ly giáo án để tránh trùng lắp quá nhiều, giáo viên không còn hứng thú nữa.
Thư 10: Tâm thế của người thầy, cô giáo lúc nào cũng phải thoái mái và sẵn sàng truyền kiến thức cho học sinh. Tâm thế sẵn sàng thì bài giảng mới hay được.
Thứ 11: Nên có những lời khen, động viên đối với học sinh vì đó là liều thuốc hữu hiệu giúp các em hứng khởi hơn khi học tập.
Thứ 12: Cần thay đổi khẩu vị khi giảng dạy. Giáo viên không thể cứ dập khuôn máy móc theo 1 kiểu giảng dạy mà cần luôn luôn phải thay đổi.
Tác giả: Trịnh Thị Thu Hà